Hậu quả Trưng_cầu_dân_ý_độc_lập_Comoros,_1974

Sau trưng cầu dân ý, Tổng thống Comoros Ahmed Abdallah tuyên bố rằng Viện Dân biểu sẽ soạn thảo một hiến pháp mới, và rằng độc lập sẽ được tuyên bố theo thỏa thuận với chính phủ Pháp. Kết quả tại Mayotte khiến chính phủ Pháp nỗ lực và thuyết phục những người đồng cấp Comoros rằng một hiến pháp mới nên cho phép quyền tự trị của đảo với phần còn lại của đất nước. Tuy nhiên, Abdallah phát biểu rằng ông phản đối một nhà nước liên bang.[3] Ông bác bỏ một dự thảo hiến pháp trong ngày 11 tháng 4 năm 1975 trên cơ sở nó cho phép phân quyền quá nhiều.

Ngày 3 tháng 7 năm 1975, Quốc hội Pháp phê chuẩn một điều luật mới về độc lập của Comoros, trong điều hai viết rằng hiến pháp mới sẽ được từng đảo phê chuẩn. Nếu một đảo bác bỏ hiến pháp mới, một hiến pháp nữa phải được trình trong ba tháng. Nếu bất kỳ đảo nào bác bỏ dự thảo lần hai này, họ sẽ không phải bị lệ thuộc vào nó. Tuy nhiên, chính phủ Comoros bác bỏ điều luật của Pháp, Đảng Oudzima của Abdallah tuyên bố rằng "nhân dân Comoros phản đối sự can thiệp của Nghị viện Pháp trong các vấn đề nội bộ của nhà nước Comoros tương lai, lên án tất cả các thủ đoạn nhằm làm căng thẳng Comoros, và do đó bác bỏ các điều khoản của đạo luật ngày 30 tháng 6 năm 1975."

Ngày 6 tháng 7, Viện Dân biểu Comoros đơn phương tuyên bố độc lập của quần đảo Comoros. Chính phủ Pháp công nhận độc lập của Grande Comore, AnjouanMohéli vào ngày 31 tháng 12 năm 1975, song không đề cập đến Mayotte. Một cuộc trưng cầu dân ý thứ nhì được tổ chức sau đó tại Mayotte trong tháng 2 năm 1976 về duy trì là bộ phận của Comoros, đề xuất này bị trên 99% cử tri bác bỏ, cử tri đi bỏ phiếu được quan sát là 83,34%, và số cử tri đăng ký tăng lên 21.671.[4]